Hôm nay: :

Đặt hàng

Nước ngoài đang có nhu cầu đầu tư xơ cho dệt may phát triển tại Việt Nam. Theo lời của Bộ công thương về tình hình này.

Trong đánh giá về tình hình đầu tư nước ngoài trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, riêng về ngành công nghiệp dệt may, da giày, Bộ Công thương cho biết: Hầu hết các dây chuyền và thiết bị sản xuất của ngành dệt may, da giày hiện nay của Việt Nam đều nhập của Hàn Quốc và Đài Loan. Hầu như chưa có các doanh nghiệp trong nước sản xuất các máy móc chuyên phục vụ sản xuất các ngành này, Tập đoàn Dệt may Việt Nam trước đây cũng đã có nhà máy sản xuất các loại máy móc này song hiện nay đã dừng sản xuất để tập trung vào những khâu sản xuất có thế mạnh. 


Sản xuất xơ sợi tại  nhà máy sản xuất xơ polyeste ở Ðình Vũ  (Hải Phòng) (Ảnh: Báo Hải phòng)
Sản xuất sợi của Việt Nam phát triển khá nhanh trong thời gian gần đây, các loại sợi thông dụng đã đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, các loại sợi tổng hợp, sợi pha với tỷ lệ khác nhau cũng đã bắt đầu được sản xuất, hiện đã xuất khẩu được khoảng 1,8 tỷ USD sản phẩm sợi đi các nước.
Bước sang thời kỳ tăng tốc, ngành dệt may đã liên doanh với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đầu tư 320 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất xơ polyeste ở Ðình Vũ  (Hải Phòng),  công  suất  160.000 tấn/năm. Cùng với xây dựng Nhà máy sản xuất xơ Fomosa (Ðài Loan) tại KCN Nhơn Trạch, công suất 60.000 tấn/năm, dự kiến đến 2015, sản xuất xơ trong nước sẽ đáp ứng được 80-90% nhu cầu xơ của ngành dệt may. 
Trong khâu dệt vải, nhiều mặt hàng dệt thoi mới, chất  lượng cao đã bắt đầu được sản xuất. Đối với thuốc nhuộm: toàn bộ số thuốc nhuộm hiện đang sử dụng đều phải nhập khẩu; Tỷ lệ chất trợ và hoá chất cơ bản trong nước sản xuất cung cấp cho ngành dệt chiếm từ 5-15% nhưng hầu hết là những sản phẩm có giá trị thấp, mặc dù về số lượng nhiều nhưng giá trị chỉ đạt 4,55% tổng nhu cầu của ngành dệt.
Tại Việt Nam hiện đã có các cơ sở sản xuất một số chủng loại phụ liệu chính như: chỉ may, bông tấm, mếch dính, cúc nhựa, khóa kéo, băng chun, nhãn mác, bao bì đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường nội địa.
Những năm gần  đây, ngành sản xuất giày trong nước phát triển nhanh khiến nhu cầu cung ứng nguyên phụ liệu sản xuất giày tăng mạnh. Nhiều cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu đã ra đời. Tuy nhiên các cơ sở trên được hình thành tự phát và còn nhỏ  lẻ nên hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất  lượng sản phẩm còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp thuộc da đã đầu tư công nghệ thiết bị tiên tiến của Ý, Hà Lan để cung cấp các loại da thuộc bảo đảm tiêu chuẩn cho sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, nguyên liệu da thô vẫn còn phải nhập khẩu từ nước ngoài là chủ yếu. Tương tự như vậy, mặc dù Việt Nam có tiềm năng về cao su, chất dẻo nhưng tỉ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước chỉ đạt 40%; 60% còn lại đều nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc với số lượng và giá cả rất cạnh tranh./.
Theo VOV1